Dr Lợi - Nhật ký Sức khỏe Online 24/7

Đây là nhật ký về sức khỏe do chính tôi (Dr Lợi) tìm hiểu và tổng hợp từ những trang sức khỏe nước ngoài, cùng với những năm làm việc đúc kết được kinh nghiệm của tôi. Bạn có thể để tin nhắn qua gmail drgiangloi@gmail.com.

Xét nghiệm giang mai: Các phương pháp như thế nào? Bao lâu có kết quả?

Tóm lược

  • Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lúc đi xét nghiệm.
  • Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác còn phụ thuộc vào thời gian mà bệnh biểu hiện cụ thể ra ngoài.
  • Có 2 phương pháp xét nghiệm giang mai chính: Xét nghiệm TPHA định lượng và định tính.
  • Bệnh giang mai là bệnh lý về xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
  • Không có một con số cụ thể nào để biết chi phí xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu.

Các thông tin về xét nghiệm giang mai thời gian gần đây được nhiều người tìm kiếm trên mạng xã hội. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài giải đáp ngay dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm giang mai bao lâu có kết quả không thể đưa ra một câu trả lời chính xác về thời gian cụ thể do còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lúc đi xét nghiệm của bệnh nhân và khả năng xét nghiệm nhanh của từng cơ sở khám chữa bệnh giang mai ở đâu.

- Nếu thể trạng bệnh nhân lúc đi xét nghiệm không có dấu hiệu bệnh, cơ sở khám chữa không đủ trang thiết bi y tế thì rât khó để có thể phát hiện ra bệnh nhân đã bị mắc giang mai do xoắn khuẩn vẫn chưa biểu hiện cụ thể, còn ở trạng thái ẩn dật.

- Nếu thể trạng bệnh nhân khi tiến hành xét nghiệm đã có triệu chứng điển hình như có vết săng giang mai, sốt, đau đầu, ăn không ngon miệng, nổi ban và mệt mỏi thì việc xét nghiệm dựa vào mẫu bệnh phẩm sẽ cho kết quả nhanh, chính xác hơn. Thời gian có kết quả thường là trong ngày xét nghiệm nên bạn sẽ không mất công chờ đợi quá nhiều.

- Nếu bệnh nhân đã ở giai đoạn thứ 2 của bệnh, có các vết nghi ngờ là săng giang mai dần biến mất trên bề mặt da thì lúc này, cần làm các xét nghiệm về chỉ số RPR hoặc VDRL để xác định xem người bệnh có thực sự bị giăng mai hay không.

Xét nghiệm giang mai: Các phương pháp và bao lâu có kết quả

Xét nghiệm giang mai: Các phương pháp và bao lâu có kết quả

+ Xét nghiệm RPR hay còn gọi với tên tiếng anh là Rapid Plasma Reagin. Đây là xét nghiệm giúp sàng lọc kháng thể chứa trong máu người.

Nguyên lý làm việc của nó là tìm kiếm những kháng thể mang khả năng chống nhiễm trùng do cơ thể tự sản xuất ra. Để từ đó, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh giang mai trước khi chúng tiến triển nặng hơn.

+ Xét nghiệm VDRL (tên tiếng anh Veneral Disease Research Laboratory test) giúp sàng lọc bệnh về giang mai nhanh và chính xác khi cho kết quả âm hay dương tính nhờ việc lấy máu ở vị trí tĩnh mạch trên tay hay tại bẹn. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng các thiết bị phân tích chuyên sâu nhằm cho ra kết quả đúng và chuẩn nhất.

a. Nếu bệnh nhân có kết quả dương tính, thì có nghĩa họ đã mắc giang mai.

b. Nếu bệnh nhân có kết quả âm tính thì chứng tỏ họ không hề mắc giang mai.

Thông thường, thời gian có kết quả trong trường hợp này chỉ mất đúng 1 ngày khi bệnh nhân tới thăm khám, làm xét nghiệm về bệnh giang mai.

2. Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác còn phụ thuộc vào thời gian mà bệnh biểu hiện cụ thể ra ngoài. Thông thường khi bị bệnh giang mai, xoắn khoẩn của chúng chỉ ủ bệnh chứ không phát tác ngay mà phải sau 3 ngày - 1,5 tháng (theo thực tế trung bình khoảng 21 ngày). Do đó, nếu không để ý bệnh nhân sẽ chủ quan, không hề nghi ngờ mình nhiễm bệnh.

+ Nếu bệnh mới chớm, chưa có triệu chứng cụ thể, vẫn trong giai đoạn ủ bệnh 21 ngày thì kể cả khi bạn làm xét nghiệm đầy đủ, cẩn thận thì cũng không cho kết quả chính xác. Bởi vì, bệnh còn mới chỉ ủ bệnh, chưa có bệnh phẩm hay biện pháp nào giúp chuẩn đoán đúng nhất. Khi này, hãy chờ đợi qua khoảng thời gian trên để tiến hành xét nghiệm nhằm có kết luận đúng và đáng tin hơn

+ Nếu trên người bệnh nhân đã xuất hiện những vết loét như kiểu săng giang mai thì lúc này bệnh đã bước vào giai đoạn tiến triển. Lúc này, bác sĩ sẽ chích bệnh phẩm là dịch ở niệu hay âm đạo bệnh nhân. Sau đó, soi dưới kính hiển vi với kích thước siêu nhỏ để tìm ra mẫu bệnh phẩm

Với những miêu tả của bạn tuy không rõ sau bao ngày quan hệ thì thấy biểu hiện loét, nhưng một khi đã có vết thương loét thì bạn nên đi khám ngay. Bởi lẽ, đây rất có thể là triệu chứng giang mai khi vào giai đoạn tiến triển độ 2.

3. Có tất cả bao nhiêu cách xét nghiệm giang mai?

Ngoài 2 phương pháp xét nghiệm giang mai tìm chỉ số RPR VÀ VDRL ra, còn có một số phương pháp thử khác nhằm chuẩn đoán một người có bị bệnh giang mai hay không. Đó là:

- Xét nghiệm nước ối: Phương pháp này chuyên dành cho các chị em đang mang bầu mà nghi ngờ bị giang mai. Mầm bệnh của nó là các xoắn khuẩn lại có khả năng lây truyền sang đứa con qua nước ối. Do vậy, xét nghiệm loại nước này sẽ giúp bệnh nhân biết mình có bị bệnh không nhằm điều trị bệnh giang mai  nhanh chóng, kịp thời để không ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng

- Xét nghiệm dịch não tủy: Phương pháp xét nghiệm giang mai này thường dùng khi bệnh nhân đã được chuẩn đoán mắc bệnh giang mai, muốn biết xem nó đã lan vào hệ thần kinh hay chưa

- Xét nghiệm bằng mẫu da: Người ta sẽ lấy một số mẫu da trên cơ thể bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm bệnh để mang soi qua kính hiển vi. Nếu bệnh nhân mắc bệnh giang mai, các mẫu da khi nhìn qua kính hiển vi sẽ dễ nhận biết có nhiễm giang mai hay không. Nếu đúng, dễ dàng nhận ra cấu trúc đặc biệt trên xoắn khuẩn trên mẫu.

Các phương pháp chuẩn đoán giang mai chính

Có nhiều cách xét nghiệm giang mai khác nhau. Trong đó, nổi bật lên 2 phương pháp chính: Xét nghiệm TPHA định lượng và định tính

a. Xét nghiệm TPHA định lượng

Xét nghiệm TPHA định lượng dựa trên phản ứng ngưng kết giữa kháng thể (có trong thuốc thử) và kháng nguyên có trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân. Từ đó, để xác định kết luận người có mẫu bệnh đó có bị giang mai hay không?

Cách tiến hành xét nghiệm TPHA định lượng như sau:

  • Pha loãng huyết thanh của người bệnh tùy theo dung tích với tỷ lệ tự lựa chọn: 1/20, 1/40, 1/160...
  • Pha loãng huyết thanh tỷ lệ 1/20
  • Nhỏ 1 lượng vừa đủ huyết thanh pha loãng 1/20 vào khay 2 và 3
  • Tiếp tục nhỏ dung dịch pha loãng huyết thanh vào mỗi khay, tính bắt đầu từ khay số 4
  • Đổ huyết thanh đã pha loãng tỷ lệ 1/20 vào trong khay đưng số 4 rồi cứ chuyển tiếp loại huyết thanh này tới các giếng liền kề sau. Làm như vậy đến khi độ loãng huyết thanh đạt đúng yêu cầu trong dược điển Việt Nam là được
  • Nhỏ thêm controll cell vào khay đựng số 2
  • Nhỏ tiếp test cell vào trong những khay đựng một lượt cho đến hết
  • Lắc nhẹ khay rồi để chúng ở nhiệt độ phòng
  • Nhận định và trả kết quả sau khoảng 45 phút

b. Xét nghiệm TPHA định tính

Xét nghiệm TPHA định tính là việc dùng phản ứng định tính để phát hiện kháng thể kháng lại xoắn khuẩn giang mai trong huyết thanh của người đang nghi ngờ nhiễm giang mai. Mục đích của phương pháp này nhằm xác định xem một người có mẫu bệnh phẩm làm định tính đó có khả năng nhiễm giang mai hay không

- Cách tiến hành xét nghiệm TPHA định tính như sau:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh
  • Chuẩn bị dung dịch, dụng cụ sinh phẩm TPHA
  • Đặt sinh phẩm trong nhiệt độ phòng
  • Pha huyết thanh cho loãng theo tỷ lệ 1/20 rồi đổ vào khay đựng số 1
  • Nhỏ một lượng huyết thanh vừa đủ vào khay số 2 và 3
  • Tiếp tục nhỏ thêm dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên (control cell) vào khay số 2 với độ huyết thanh loãng: 1/80
  • Nhỏ dung dịch tế bào gắn kháng nguyên sang khay đựng số 3 (độ loãng huyết thanh 1/80)
  • Đặt khay vào máy phân tích
  • Lắc nhẹ khay hoặc để cho máy rung với tốc độ vừa phải trong vòng 5 phút
  • Đậy khay nhựa lại và để chúng ở nhiệt độ phòng tầm từ 45-60 phút
  • Nhận định và trả kết quả trong 45 đến 60 phút

4. Những hậu quả do bệnh giang mai

Bệnh giang mai có thể nói là bệnh lý về xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Một số hậu quả do giang mai có thể kể đến như:

  1. Trí tuệ giảm sút, kém tập trung
  2. Khả năng gây mù lòa cao
  3. Trẻ khi nhiễm từ mẹ sẽ dẫn đến tử vong do thai chết lưu, nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng nặng, nổi ban khắp người

5. Chi phí xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu tiền?

Rất khó để đưa ra một con số cụ thể xem chi phí xét nghiệm giang mai hết bao nhiêu. Bởi vì, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cơ sở khám chữa, trình độ chuyên môn kỹ thuật viên và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân diễn biến như thế nào.

  • Cơ sở khám chữa: Hiện dịch vụ xét nghiệm giang mai có rất nhiều nơi nhận làm. Tuy nhiên, mức giá mỗi chỗ đưa ra lại khác nhau do bị chi phối bởi thương hiệu địa chỉ khám, độ uy tín, cơ sở vật chất. Nếu địa điểm khám là các bệnh viên công thì chi phí sẽ rẻ hơn. Còn các viện tư, phòng khám ngoài thường sẽ có giá đắt hơn, nhất là những trung tâm đã nổi tiếng, uy tín, được nhiều người biết đến trên thị trường.
  • Trình độ chuyên môn kỹ thuật viên: Trình độ chuyên môn của kỹ thuật viên làm xét nghiệm có ảnh hưởng lớn đến kết quả trả về cho người bệnh. Vì thế, chúng cũng là nguyên nhân tác động tới chi phí xét nghiệm giang mai.
  • Thể trạng bệnh nhân: Nếu thể trạng bệnh nhân tốt, chỉ mắc bệnh nhẹ thì khi nghi ngờ, bác sĩ chỉ yêu cầu thủ máu là đủ.

Tuy nhiên, nếu suy đoán bệnh nhân đã bị nặng, bác sĩ yêu cầu làm những xét nghiệm cận lâm sàng như: Xét nghiệm RPR, xét nghiệm VDRL thì chắc chắn chi phí bỏ ra sẽ lớn và đắt hơn bình thường rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Trịnh Giang Lợi về: Xét nghiệm giang mai. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích sau khi đọc xong bài viết này!

6. Tham khảo nguồn: